Chi phí bán hàng có liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp. Xác định và hạch toán chi phí bán hàng giúp doanh nghiệp minh bạch và cung cấp thông tin chính xác trong kế toán. Chi phí bán hàng gồm những loại nào? Kết cấu, nội dung TK 641. Cùng EcomTax tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 91 của thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Các chi phí chào hàng, hoa hồng bán hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chi phí bảo hành, chi phí bảo quản, đóng gói hàng và cước phí vận chuyển đều được tính vào chi phí bán hàng.
Tóm lại, các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng sản phẩm, dịch vụ đều là chi phí bán hàng. Để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp tối ưu hóa chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là gì? Mục đích của các loại chi phí bán hàng?
Tài khoản 641 là tài khoản nằm trong bảng hệ thống kế toán, được sử dụng để ghi nhận chi phí liên quan đến quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Tài khoản 641 là các chi phí trực tiếp phát sinh từ quảng cáo, bán sản phẩm, tiếp cận khách hàng, tiền lương nhân viên bán hàng, phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa,...
Để xác định chi phí bán hàng, kế toán viên cần phân tích và ghi nhận các khoản chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động bán hàng. Các phương pháp xác định chi phí bán hàng:
Các loại chi phí bán hàng có mục đích hỗ trợ các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp:
Xem thêm: 8 nghiệp vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Theo khoản 2, Điều 91 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí bán hàng được ghi nhận và phản ánh qua Tài khoản 641, bao gồm các loại chi phí sau:
Dịch vụ kế toán nội bộ chuyên nghiệp
Chuẩn hoá quy trình
Xây dựng báo cáo tài chính
Theo khoản 2, Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định kết cấu Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng gồm:
Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng hoá, dịch vụ bán hàng hoặc phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh 911 để tính kết quả kinh doanh cả kỳ.
Tài khoản 641: Chi phí bán hàng gồm 7 tài khoản cấp 2:
Đọc thêm: 5 điều cần biết về bảng nghiệp vụ kế toán cho tài chính doanh nghiệp
a) Để tính tiền lương, phụ cấp, trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, các khoản hỗ trợ khác cho nhân viên phục vụ trực tiếp quá trình bán hàng, kế toán sẽ hạch toán như sau:
Nợ: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Có: Tài khoản 334, Tài khoản 338 (và các Tài khoản tương ứng khác).
Có Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội;
Có Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế;
Có Tài khoản 3386: Bảo hiểm thất nghiệp;
Có Tài khoản 3382: KPCĐ.
b) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, kế toán hạch vào sổ:
Nợ: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Có Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ.
c) Đối với giá trị vật liệu, các dụng cụ phục vụ quá trình bán hàng liên quan, hạch toán:
Nợ: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Có : Tài khoản 152, Tài khoản 153, Tài khoản 242 (và các Tài khoản tương ứng khác).
d) Đối với chi phí thông tin (điện thoại, fax...), chi phí điện, nước mua ngoài và chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, sẽ được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, hạch toán cụ thể:
Nợ: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Nợ: Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có: Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 141, Tài khoản 331 (và các Tài khoản tương ứng khác).
Trong đó, trường hợp sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần giá trị lớn và phân bổ theo nhiều kỳ, kế toán cần ghi sổ như sau:
Nợ: Tài khoản 242: Chi phí trả trước;
Nợ: Tài khoản133: Thuế GTGT phải nộp;
Có: Tài khoản112, Tài khoản 331…: Tổng số tiền thanh toán.
Hàng tháng phân bổ định kỳ:
Nợ: Tài khoản 641: Chi phí bán hàng;
Có: Tài khoản 242: Chi phí trả trước.
Tham khảo: Cách hạch toán giá vốn hàng bán chi tiết - Tài khoản 632
Trường hợp có trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng;
Có: Tài khoản 335 - Chi phí phải trả;
Có: Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả.
Nợ các TK 335, 352;
Nợ TK 133 - Tiền thuế GTGT;
Có TK 331, 112, 152: Tổng số tiền thanh toán.
e) Khi có các khoản giảm chi phí bán hàng, thông tin này sẽ hạch toán như sau:
Nợ: Tài khoản 111, Tài khoản 112 (và các Tài khoản tương ứng khác)
Có: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng.
f) Khi phát sinh hoa hồng bán hàng phải trả cho đại lý, số tiền này sẽ hạch toán:
Nợ: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Nợ: Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có: Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng.
g) Trường hợp khách hàng mua sản phẩm có kèm giấy bảo hành sửa chữa, doanh nghiệp cần xác định được số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành, chi phí sửa chữa, ghi sổ như sau:
Nợ: Tài khoản 6415: Chi phí bán hàng
Có: Tài khoản 352: Dự phòng phải trả.
Cuối kỳ, kế toán sẽ xác định số dự phòng phải trả về sửa chữa sản phẩm, bảo hành hàng hóa:
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập lớn hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm:
Nợ: Tài khoản 6415: Chi phí bán hàng
Có: Tài khoản 352: Dự phòng phải trả.
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập nhỏ hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm
Nợ: Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
Có: Tài khoản 6415 - Chi phí bán hàng.
h) Khi doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa dùng để sử dụng trong chương trình khuyến mãi, quảng cáo
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa dùng để khuyến mãi, quảng cáo
Nợ: Tài khoản 641: Chi phí bán hàng;
Có: Tài khoản 155, Tài khoản 156: Giá vốn thành phẩm, hàng hóa.
Trường hợp doanh nghiệp nhận sản phẩm khuyến mãi, hàng hóa quảng cáo từ nhà cung cấp, nhà phân phối không cần chi thêm tiền để khuyến mãi cho khách hàng
Khi nhận hàng khuyến mãi, quảng cáo… kế toán không cần ghi vào hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp khoản hàng hóa khuyến mãi này. Họ chỉ cần chỉ theo dõi chi tiết số lượng hàng ngoài sổ kế toán và diễn giải trên thuyết minh báo cáo tài chính hàng hóa nhận giữ hộ.
Khi kết thúc chương trình khuyến mãi, quảng cáo… nếu hàng khuyến mãi chưa dùng hết và nhà sản xuất, nhà phân phối không yêu cầu trả lại hàng khuyến mãi thì lúc này kế toán sẽ ghi nhận vào thu nhập khác:
Nợ: Tài khoản 156: Hàng hóa còn lại theo giá trị hợp lý;
Có TK 711: Thu nhập khác.
i) Cuối kỳ kế toán, kế toán viên sẽ kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh:
Nợ: Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có: Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng.
Lưu ý: Các nghiệp vụ cụ thể khác có liên quan đến chi phí bán hàng có thể tham khảo thêm tại khoản 3, điều 91 của Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tham khảo: TOP 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Giả sử công ty A có các chi phí bán hàng sau trong kỳ:
Khi đó, bút toán hạch toán có thể được kế toán viên thực hiện như sau:
Nợ: TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ: TK 6411 - Chi phí nhân viên: 10.000.000 VND
Nợ: TK 6412 - Chi phí quảng cáo: 5.000.000 VND
Nợ: TK 6413 - Hoa hồng bán hàng: 3.000.000 VND
Nợ: TK 6418 - Chi phí vận chuyển: 2.000.000 VND
Có: TK 111/112 - Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng: 20.000.000 VND
Cuối kỳ, kế toán sẽ kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 Xác định kết quả kinh doanh:
Nợ: TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh: 20.000.000 VND
Có: TK 641 - Chi phí bán hàng: 20.000.000 VND
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chi phí bán hàng, các loại chi phí cấu thành nên tài khoản 641 và cách hạch toán các khoản chi phí này. Việc hiểu rõ và quản lý hiệu quả chi phí bán hàng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bằng cách phân tích và đánh giá chi tiết các khoản chi phí, doanh nghiệp có thể tìm ra những điểm cần cải thiện và đưa ra các giải pháp tối ưu hóa chi phí.. Hy vọng những thông tin mà EcomTax đưa ra đã giải đáp những thắc mắc của bạn về chi phí bán hàng, mục đích, phương pháp hạch toán phổ biến... Cảm ơn các bạn đã đọc!
- Các thông tin giải đáp và tư vấn ở trên được chúng tôi cung cấp cho khách hàng của EcomTax. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào hay cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua email: contact@nhanh.vn
- Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo thông tin;
- Xin lưu ý các điều khoản được đề cập có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc.