Trang chủ Blog TOP 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

TOP 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

07/10/2024

Báo cáo kế toán bán hàng là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp vì nó mang lại nhiều lợi ích như đánh giá hiệu quả kinh doanh, định hướng chiến lược, ra quyết định chính sách và chiến lược… Vậy báo cáo kế toán bán hàng là gì? Nó được xây dựng nhằm mục đích gì? Hay có những mẫu báo cáo kế toán bán hàng nào? 

Hôm nay, EcomTax sẽ giải quyết giúp bạn các thắc mắc này qua bài viết Top 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

TOP 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Mục đích của báo cáo kế toán bán hàng là gì?

Báo cáo kế toán bán hàng cung cấp thông tin, số liệu, cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn trong các quý sau. Không những vậy, việc doanh nghiệp làm báo cáo kế toán bán hàng còn có những mục đích dưới đây như sau:  

Theo dõi và đánh giá hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp

  • Báo cáo bán hàng là 1 công cụ giúp người dùng thể hiện kết quả của kế hoạch kinh doanh chân thực và cụ thể nhất. Nhờ đó giúp cho doanh nghiệp kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng một cách đơn giản hơn.
  • Đồng thời, các số liệu trong báo cáo còn cho thấy được tình trạng chênh lệch giữa khâu sản xuất và khâu bán, từ đó có những điều chỉnh hợp lý

Cập nhật kịp thời tình hình kinh doanh

Số liệu sẽ được biến đổi liên tục theo từng giai đoạn. Do đó, báo cáo kế toán bán hàng sẽ trở nên trực quan, giúp người quản lý có thể biết được tình hình kinh doanh hiện tại đang theo chiều hướng nào. Cụ thể:

  • Cho biết các khoản chi phí bán hàng và chi phí thực tế, từ đó phân tích để có thể tìm ra các giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp.
  • Số lượng, giá trị hàng tồn kho và báo cáo tồn kho trong báo cáo giúp doanh nghiệp kiểm soát nhằm tránh tình trạng thiếu hàng hoặc bị tồn quá nhiều
  • Từ những điều đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi cách vận hành sao cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu thị trường.
Mục đích của báo cáo kế toán bán hàng là gì?
Mục đích của báo cáo kế toán bán hàng là gì?

Thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên

Dựa vào báo cáo, chủ doanh nghiệp nắm được doanh số rồi hoàn toàn có thể đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Chẳng hạn như có bán ra nhiều đơn không, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng ổn định không… Đồng thời, đây cũng sẽ là cơ sở khen thưởng nhân viên có thành tích tốt phát huy và khuyến khích đội ngũ nhân viên làm việc tốt hơn trong thời gian sắp tới.

Dịch vụ kế toán nội bộ chuyên nghiệp
Xây dựng báo cáo tài chính 
Đào tạo, chuyển giao 
nhận tư vấn ngay

2. TOP 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

2.1 Báo cáo bán hàng

Đầu tiên, đó chính là báo cáo bán hàng. Mẫu báo cáo này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật kịp thời tình hình kinh doanh hiện tại. Qua đó, người quản lý có cơ sở để lên kế hoạch luân chuyển hàng hóa/nhân sự sao cho phù hợp với điều kiện bán hàng thực tế.

Trong đó, báo cáo bán hàng được xem là liên quan mật thiết đến báo cáo kinh doanh theo sản phẩm và kênh bán. Bởi lẽ, thông qua báo cáo, bạn hoàn toàn có thể sẽ xác định được sản phẩm nào được bán ra nhiều hay còn tồn kho ở chi nhánh, cửa hàng nào. Qua đó, cân nhắc điều chỉnh số lượng hàng nhập về hay luân chuyển giữa các chi nhánh. Không những vậy, bạn có thể tối ưu chi phí và tập trung nguồn lực vào kênh đang bán hàng tốt nhất, mặt hàng bán chạy nhất nhằm mục đích thu về doanh thu cao nhất.

Hiện nay, có 3 loại báo cáo cơ bản đó chính là: Báo cáo bán hàng theo ngày, báo cáo bán hàng theo tuần và báo cáo bán hàng theo tháng.

Báo cáo bán hàng theo ngày

Với báo cáo này không chỉ ra kết quả, mà nó còn thể hiện tất cả số lượng hoạt động được thực hiện trong một ngày với khách hàng tiềm năng hay khách hàng thân thiết. Việc theo dõi báo cáo bán hàng hàng ngày giúp nhà quản lý bán hàng có thể theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đội ngũ bán hàng.

Điều này còn giúp đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng đang thực hiện các công việc cần thiết trong ngày một cách liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu có vấn đề với các chỉ số chính về hiệu suất bán hàng hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể sẽ thấy trong báo cáo bán hàng theo tuần.

Mẫu báo cáo bán hàng

Mẫu báo cáo bán hàng

Tham khảo: 10 điều phải biết khi bắt đầu hành nghề kế toán bán hàng

Báo cáo bán hàng theo tuần

Tuy không chi tiết như báo cáo ngày nhưng báo cáo bán hàng theo tuần giúp doanh nghiệp nhìn ra được các vấn đề cấp thiết nào cần được giải quyết ngay trong quy trình bán hàng của mình. Điều này sẽ tránh gây ra những tổn thất trong kinh doanh.

Bên cạnh đó báo cáo tuần chính là cơ sở và tiền đề để người quản lý có thể tổ chức các cuộc họp hàng tuần với đội ngũ bán hàng. Việc tổ chức các cuộc họp như vậy cũng như đánh giá xem xét sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Đầu tiên, nó khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ bán hàng giữa các thành viên với nhau.

Thứ hai, đây cũng là dịp giúp người quản lý có thể ngồi lắng nghe ý kiến từ phía nhân viên để biết được họ đang gặp vấn đề ở đâu, điểm gì tốt và điều gì cần cải thiện để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.

Cuối cùng, nó buộc mỗi cá nhân trong đội ngũ bán hàng phải có trách nhiệm hơn. Nếu không bao giờ phải “nhìn nhận ” báo cáo hiệu quả công việc của họ, thì thật khó để bắt họ phải chịu trách nhiệm.

Báo cáo bán hàng theo tháng

Báo cáo bán hàng tháng cung cấp một cái nhìn tổng quan quan trọng về các xu hướng dài hạn. Báo cáo bán hàng hàng tháng sẽ giúp nhà quản lý nắm được:

  • Doanh thu tháng
  • Khách hàng đang ở giai đoạn nào trong phễu bán hàng
  • Tỷ lệ chuyển đổi (tỷ lệ chốt sale)
  • Hiệu suất bán hàng của đội nhóm

Và khi nhiều tháng trôi qua, số lượng báo cáo tháng tăng lên, những thông tin đó sẽ ngày càng chi tiết hơn. Chúng sẽ giúp nhà quản lý xây dựng quỹ đạo hiệu suất bán hàng và làm sáng tỏ mọi xu hướng theo mùa.

Đọc thêm: Cách hạch toán kế toán cửa hàng bán xe máy chi tiết nhất

2.2 Báo cáo nhập hàng

20241016_gyKDO2Gd.jpg

Mẫu báo cáo nhập hàng

Báo cáo nhập hàng là báo cáo giúp doanh nghiệp thể hiện hoạt động nhập hàng (bao gồm: số lượng, nhà cung cấp, chi phí, chi nhánh nhận, tên sản phẩm,…). Đồng thời, còn giúp nhà quản lý biết được công nợ đến từ các nhà cung cấp khác nhau, song song đó là đánh giá khả năng hỗ trợ và chất lượng sản phẩm từ nhà phân phối.

Nhờ có báo cáo nhập hàng, chủ sở hữu hoàn toàn có thể kiểm soát dòng hàng nhập vào theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, giúp quản lý lượng hàng tồn kho mà không cần phải thêm công đoạn nhập liệu. Sau đó, có thể so sánh và đưa ra kế hoạch, chiến lược nhập hàng phù hợp hơn trong tương lai để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Các loại chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng mà bất kỳ kế toán viên nào cũng phải biết

2.3 Báo cáo kho

Mẫu báo cáo tồn kho
Mẫu báo cáo tồn kho

Báo cáo kho là một loại báo cáo cơ bản trong kinh doanh, nó giúp người quản lý biết được hệ thống hàng hóa tại cửa hàng của mình và các kênh bán khác nhau. Nhìn vào báo cáo kho, người quản lý có thể biết được số lượng từng mặt hàng của từng chi nhánh, nắm bắt sản phẩm đang bán chạy và chậm. Từ đó, xây dựng kế hoạch và chiến lược nhập hàng chính xác, kịp thời để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, cũng như giảm thiểu thất thoát hàng hóa tối đa.

Dưới đây là 5 loại báo cáo kho phổ biến hiện nay:

  • Báo cáo tồn kho: Đây là bản báo cáo tóm tắt số lượng hàng hiện có tại từng cửa hàng.
  • Báo cáo kiểm hàng: Báo cáo này cung cấp cho người quản lý các thông tin về hàng hóa bao gồm sản phẩm kiểm hàng, lý do kiểm hàng, số lượng điều chỉnh, tình trạng sản phẩm, giá trị điều chỉnh,…
  • Báo cáo sổ kho: Giúp người quản lý biết được số lượng hàng nhập - xuất vào kho cũng như số lượng hàng còn tồn kho.
  • Báo cáo định mức tồn kho: Cho biết mức tồn kho an toàn cho từng mặt hàng, đảm bảo tính sẵn có của hàng hóa, từ đó giúp vận hành kinh doanh suôn sẻ.
  • Báo cáo gợi ý nhập hàng: Báo cáo này có chức năng đưa ra gợi ý cho doanh nghiệp các sản phẩm cần nhập thêm vào kho theo định mức tồn kho và nhập hàng theo mục hàng bán chạy.

2.4 Báo cáo tài chính

20241016_bRLXrJC1.jpg

Mẫu báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một loại báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về vốn, chi phí và doanh thu tại từng cửa hàng và kênh bán khác nhau. Hiện nay có 4 loại báo cáo tài tình cơ bản bao gồm dưới đây như sau:

  • Báo cáo lãi lỗ: Giúp doanh nghiệp xác định doanh thu, lợi nhuận và tỷ lệ thay đổi của doanh thu, lợi nhuận theo từng giai đoạn và thời kỳ.
  • Sổ quỹ: Là chứng từ thông qua các phiếu thu, phiếu chi để giúp quản lý dòng tiền ra vào của doanh nghiệp.
  • Báo cáo công nợ phải trả: Giúp doanh nghiệp thống kê công nợ phải chi trả, hỗ trợ xoay vòng vốn kịp thời để giảm thiểu vấn đề về tài chính, gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
  • Báo cáo công nợ phải thu: Giúp người quản lý theo dõi số tiền phải thu về sau khi bán hàng cho người tiêu dùng khi chọn lựa phương thức thanh toán trả sau hay trả góp.

Tham khảo: 5+ mẫu báo cáo tổng kết doanh nghiệp cuối năm chi tiết, dễ hiểu

2.5 Báo cáo khách hàng

20241016_l2ZXwSZw.jpg

Mẫu báo cáo khách hàng

Báo cáo khách hàng là một loại báo cáo bao gồm quá trình thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp toàn bộ về thông tin khách hàng sau các chương trình chăm sóc khách hàng.

Thông qua kết quả thu được từ báo cáo, doanh nghiệp sẽ có một góc nhìn tổng quan về hành vi, yêu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Qua đó, có thể đưa ra các phương án và chiến lược để điều chỉnh kế hoạch, chiến dịch chăm sóc khách hàng trong tương lai sao cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp khách hàng trở nên tin tưởng, yêu thích và lựa chọn doanh nghiệp của bạn, mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua, sử dụng sản phẩm hơn.

Xem thêm: Chi phí bán hàng gồm những loại nào? Kết cấu, nội dung TK 641

2.6 Báo cáo quản lý nhân viên

Mẫu báo cáo quản lý nhân viên
Mẫu báo cáo quản lý nhân viên

Báo cáo quản lý nhân viên là tập hợp có đầy đủ các thông tin cơ bản về nhân sự trong 1 doanh nghiệp như tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ, sự kiện liên quan,... Từ đó, báo cáo giúp người quản lý theo dõi toàn bộ hoạt động của nhân lực trước và trong quá trình công tác tại doanh nghiệp. Đồng thời, đây còn là cơ sở giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất làm việc của lực lượng lao động. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, chương trình đào tạo hay luân chuyển vị trí và khen thưởng xứng đáng.

Chúng ta có thể nhận thấy rõ, mỗi loại báo cáo sẽ có những chức năng khác nhau mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên lên kế hoạch triển khai và kết hợp các loại báo cáo trên để vận hành và hoạt động một cách hiệu quả.

Trên đây là TOP 6 mẫu báo cáo kế toán bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể vận hành và hoàn thiện doanh nghiệp của mình hơn. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

- Các thông tin giải đáp và tư vấn ở trên được chúng tôi cung cấp cho khách hàng của EcomTax. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào hay cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua email: contact@nhanh.vn  
- Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo thông tin; 
- Xin lưu ý các điều khoản được đề cập có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc.

  • 0/5 (0 vote)

ECOMTAX - ĐẠI LÝ THUẾ UY TÍN

TUÂN THỦ, TẬN TÂM, TỐI ƯU
Dịch vụ kế toán, thuế cho TMĐT
Dùng thử miễn phí