Kế toán giữ vai trò then chốt trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là đảm bảo rằng việc ghi chép và quản lý tài chính đúng thời hạn và tuân thủ pháp luật. Cùng EcomTax làm rõ chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây.
Khái niệm "nhân viên kế toán" bao gồm nhiều chức danh và có vai trò khác nhau trong cùng một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể phân loại nghề kế toán thành 3 nhóm chính:
Các chức năng và nhiệm vụ của kế toán rất quan trọng trong doanh nghiệp, công ty. Kế toán là người ghi chép sổ sách, quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, minh bạch và chính xác. Trong mỗi nhóm trên, có thể có nhiều chức danh cụ thể hơn như kế toán trưởng, kế toán viên, các chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên.
Dựa trên các dữ liệu kinh tế của tổ chức, kế toán viên sẽ xem xét, chuẩn bị báo cáo tài chính tuân thủ pháp luật và báo cáo các nội dung cần thiết đến quản trị theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác và minh bạch đúng với pháp luật. Đồng thời, báo cáo phải phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp, để ban lãnh đạo căn cứ vào đó, đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn. Kế toán viên cần cập nhật liên tục chính sách, quy tắc kế toán, các thay đổi trong luật lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế để đảm bảo những báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ doanh nghiệp hợp pháp.
Chức năng nhiệm vụ kế toán cơ bản bao gồm:
Chức năng phản ánh: Thực hiện ghi chép các giao dịch tài chính, hóa đơn, chứng từ và quản lý sổ sách, tài chính chính xác. Thực hiện báo cáo tài chính và tổng hợp các chứng từ liên quan đến các giao dịch tài chính doanh nghiệp.
Chức năng kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, phân tích tài liệu, thông tin kế toán và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là văn bản công khai minh bạch quan trọng để trình cho các bên liên quan như đối tác, ngân hàng, cổ đông, chính phủ,.... Các báo cáo tài chính sẽ bao gồm nội dung bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh.
Chức năng cung cấp thông tin:
Ngoài những chức năng và nhiệm vụ cơ bản, kế toán cũng giữ vai trò quản lý rủi ro tài chính, tham gia vào quy trình kiểm toán nội bộ, thực hiện kiểm soát nội bộ và đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng với các quy định pháp luật hiện hành và tiêu chuẩn kế toán áp dụng.
Xem thêm: 6 phần hành kế toán trong doanh nghiệp mà ai cũng phải biết
DỊCH VỤ KẾ TOÁN NỘI BỘ CHUYÊN NGHIỆP
sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp
Cải thiện năng suất, chuyên nghiệp và chính xác
Nghề kế toán không chỉ có thực hiện các nhiệm vụ đúng pháp luật, chính xác mà còn cần phương pháp thực hiện công việc có chiến lược để phát triển tổ chức. Quy trình kế toán linh hoạt sẽ cải thiện hoạt động, nguồn lực và ngân sách tổ chức. Công việc kế toán giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Tầm quan trọng của kế toán để tối ưu hiệu quả hoạt động:
Ngoài ra, yêu cầu khi đảm nhiệm công việc kế toán là cung cấp thông tin chi tiết, có giá trị để tổ chức tối ưu chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động, hoạch định kế hoạch chiến lược mới. Khi làm việc, kế toán sẽ có quyền sử dụng dữ liệu lịch sử và định hướng tổ chức trong quá khứ để dự báo và lập kế hoạch cho tương lai. Đồng thời, kế toán sẽ theo dõi các hoạt động hàng ngày có phát sinh thêm chi phí hay vẫn nằm trong khuôn khổ ngân sách hoạt động phù hợp.
Đọc thêm: 5 điều cần biết về bảng nghiệp vụ kế toán cho tài chính doanh nghiệp
Trong tổ chức, kế toán là nhân sự giữ nguồn thông tin quan trọng cho cổ đông, nhà đầu tư, ban quản trị tổ chức, khách hàng và đối tác kinh doanh. Thông qua báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán, mọi người sẽ nắm được tình hình "sức khỏe" tài chính của tổ chức đó, khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của đơn vị.
Người đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán chính là kế toán viên. Họ sẽ áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, nguyên tắc kế toán theo pháp luật Việt Nam vào doanh nghiệp để kiểm tra tính phù hợp, minh bạch khi ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính.
Một kế toán viên giỏi không chỉ có bằng cấp hay trình độ chuyên môn, mà họ phải sở hữu các kỹ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Khi làm việc ở môi trường tổ chức lớn hay nhỏ, kế toán cũng cần thể hiện khả năng phân tích, tổ chức công việc khoa học, và xây dựng kế hoạch định hướng phát triển hiệu quả. Năng lực làm việc nhóm, khả năng sử dụng máy tính, ứng dụng, kỹ năng giao tiếp,... cũng là những yếu tố quan trọng.
Kế toán viên làm việc phải tuân thủ nguyên tắc chính trực và rõ ràng trong công việc nhằm xây dựng lòng tin và đảm bảo hồ sơ, báo cáo thông tin tài chính khách quan. Kế toán viên phải cập nhật và nắm bắt những thay đổi của luật lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Quy trình thay đổi, chính sách bổ sung, quy tắc áp dụng kế toán phải luôn thực hiện chính xác, cập nhật kiến thức liên tục.
Để đảm nhận công việc kế toán hiệu quả và làm việc đúng chức năng, vai trò thì người đó cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Kiến thức về tài chính và kế toán: Là kế toán viên, bạn cần hiểu các nguyên tắc kế toán cơ bản, các quy định pháp luật hiện hành, cách hoạt động của các báo cáo tài chính và những hồ sơ giấy tờ khác liên quan. Nắm vững kiến thức sẽ giúp kế toán xử lý chứng từ, hóa đơn, hồ sơ chính xác, phù hợp.
Kỹ năng quản lý thời gian: Kế toán viên thường phải làm việc với khối lượng công việc và thời hạn khá nghiêm ngặt. Bạn cần biết cách sắp xếp thời gian, ưu tiên công việc quan trọng, hoàn thành các nội dung được giao đúng thời hạn, chính xác và tránh chậm trễ.
Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm, ứng dụng liên quan đến kế toán: Kế toán viên cần thành thạo hoặc biết sử dụng các phần mềm kế toán cơ bản để xử lý thông tin tài chính, phân tích tài liệu và tạo báo cáo trực quan, khoa học. Bạn cần sử dụng các công cụ hỗ trợ như Microsoft Excel, Microsoft Word, phần mềm kế toán để hỗ trợ công việc hiệu quả.
Kế toán viên cần có kỹ năng giao tiếp với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp khác. Kỹ năng giao tiếp giúp kế toán truyền đạt thông tin tài chính chính xác, ngắn gọn và các bên liên quan dễ hiểu yêu cầu. Dù có là kế toán hay không thì khi làm việc liên quan đến các số liệu tài chính và lập báo cáo thì nhân viên đó cũng phải đáp ứng yêu cầu sau:
Tham khảo: Các câu hỏi phỏng vấn kế toán bán hàng nhất định bạn phải biết!
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và phức tạp ngày nay, kế toán là nhân sự quan trọng cốt lõi khi doanh nghiệp muốn quản lý rủi ro tài chính đúng pháp luật. Đội ngũ kế toán sẽ xác định, đánh giá rủi ro lĩnh vực kinh doanh như biến động tỷ giá, thay đổi xu hướng, tác động khách quan, thị trường biến động giá cả,.... Ngoài việc tuân thủ quy định pháp lý về thuế, kế toán nội bộ và báo cáo tài chính, kế toán viên cũng cung cấp những tài liệu đánh giá hoạt động công ty nhằm cải thiện hiệu suất tốt hơn trong tương lai.
EcomTax đã tổng hợp tất cả Chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hy vọng tổ chức sẽ nắm rõ chức năng, vai trò quan trọng của công việc kế toán và tìm kiếm nhân sự phù hợp. Cảm ơn các bạn đã đọc!