Kế toán là công việc thu nhận và ghi chép các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp, xử lý và tổng hợp các thông tin và cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan.
Đối với doanh nghiệp hoạt động kế toán vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nó chính là công cụ để quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời kế toán cũng là nguồn cung cấp các dữ liệu tài chính cần thiết cho các đối tượng có liên quan để phục vụ cho quá trình ra quyết định. Ở bài viết hôm nay, hãy cùng EcomTax tìm hiểu về các phần hành kế toán trong doanh nghiệp nhé.
Tùy theo tính chất của các hoạt động trong doanh nghiệp, kế toán được chia làm nhiều phần hành khác nhau.
1. Kế toán tiền lương
Công việc chủ yếu của kế toán tiền lương là:
- Chấm công hàng ngày và theo dõi cán bộ công nhân viên
- Tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên
- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công việc cụ thể:
- Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng người lao động, thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động vào từng bộ phận có liên quan.
- Dựa vào bảng chấm công và các giấy tờ liên quan như giấy xin nghỉ phép, quy chế lương thưởng,…tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp,…theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp.
- Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau.
- Xây dựng thang bảng lương để nộp cho cơ quan bảo hiểm.
- Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.
Xem thêm: 5 điều cần biết về bảng nghiệp vụ kế toán cho tài chính doanh nghiệp
2. Kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng hay còn gọi với tên tiếng anh Sales Accountant là vị trí có nhiệm vụ quản lý, ghi chép tất cả các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp. từ ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hóa, thành phẩm xuất bán đến xử lý hóa đơn chứng từ, lập báo cáo bán hàng liên quan theo quy định…
DỊCH VỤ KẾ TOÁN NỘI BỘ
Setup, chuẩn hóa, tối ưu quy trình
từ kho vận tới kế toán
Đọc thêm: Kế toán nội bộ là gì? Chi tiết công việc của kế toán nội bộ
3. Kế toán thu - chi
Kế toán thu - chi
Công việc của kế toán thu - chi bao gồm:
- Quản lý mọi khoản thu/chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm .
- Kiểm tra nội dung, số tiền trên Phiếu Thu/Chi với chứng từ gốc
- Kiểm tra ngày , tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm quyền.
- Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
- Cho người nộp/nhận tiền ký vào Phiếu Thu/Chi .
- Thủ quỹ ký vào Phiếu Thu/Chi và giao cho khách hàng 1 liên sau đó căn cứ vào Phiếu Thu/Chi ghi vào Sổ Quỹ (viết tay ), chuyển giao 2 liên còn lại của Phiếu Thu/Chi cho kế toán.
- Khi chi tạm ứng, thủ quỹ theo dõi và ghi vào Sổ quỹ tiền mặt và viết tay. Chi theo số tiền trên Phiếu nhận tạm ứng do người xin tạm ứng lập và phụ trách cơ sở duyệt. Trực tiếp theo dõi công nợ tạm ứng
- Khi người nhận tạm ứng thanh toán , cũng cho ký vào phần quy định trên Phiếu và ghi rõ dư nợ còn lại .
- Khi phần tạm ứng được thanh toán đợt cuối , lúc đó Kế toán mới lập Phiếu chi chính thức để vào Sổ quỹ tiền mặt trên máy và Thủ Quỹ tính toán số chênh lệch để thu thêm hoặc chi ra
- Đối tượng xin tạm ứng phải là CNV tại cơ sở và thời gian thanh toán tạm ứng tối đa 1 tuần
- Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: thu tiền của thu ngân hàng ngày & thu khác.
- Theo dõi tiền gửi ngân hàng.
- Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi
- Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng
- Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt hay tiền gửi cho nhà cung cấp: nhận hoá đơn, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, lập phiếu chi…
- Thực hiện các nghiệp vụ chi nội bộ như lương, thanh toán mua hàng ngoài…
- Hạch toán doanh thu ( bán lẻ và bán buôn) hàng ngày vào phần mềm kế toán, viết hóa đơn GTGT cho khách hàng
- Kiểm tra công nợ của khách hàng bán buôn, định kỳ gửi thông báo xác nhận công nợ đến khách hàng
- Định kỳ lập báo công nợ trình Ban lãnh đạo
- Chốt tiền thu được hàng ngày cùng Thủ Quỹ
Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn kế toán bán hàng nhất định bạn phải biết!
Kế toán công nợ
Công việc cụ thể của kế toán công nợ bao gồm:
- Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận
- Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp
- Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán
- Kiểm tra công nợ
- Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng
- Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng
- Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận
- Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ
- Kế toán công nợ cần đôn đốc và trực tiếp thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ.
- Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty
- Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty
- Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp
- Kiểm tra báo cáo công nợ trên soft
- Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt
- Lập thông báo thanh toán công nợ
- Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.
- Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.
- Quản lý công nợ
Xem thêm: 3 chức năng nhiệm vụ của kế toán điều mà doanh nghiệp không thể bỏ qua
5. Kế toán kho
Kế toán kho
Kế toán kho (hay còn gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho) là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành (cùng với Kế toán doanh thu, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán,…) làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp; chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập - xuất - tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do Thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Những điều cần biết về nghiệp vụ kế toán kho và chứng từ sổ sách
6. Kế toán thuế
Kế toán thuế
Các công việc chính của kế toán thuế bao gồm:
- Lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
- Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
- Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có).
- Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán là gì? 5 công việc của kế toán dịch vụ phải biết
Lời kết
Kế toán là một công việc phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận và độ chính xác cao để có thể xử lý một khối lượng công việc lớn. Chính vì vậy, việc áp dụng một phần mềm kế toán nhằm xử lý công việc tốt hơn là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp. Phần mềm quản lý bán hàng của Nhanh.vn cung cấp dịch vụ Kế toán giúp cho các nhà kinh doanh có thể xử lý công việc một cách chóng và hiệu quả hơn.
Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về phần hành kế toán trong doanh nghiệp.