Trang chủ Blog Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?

Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?

Nguyễn Quỳnh Dươngby Nguyễn Quỳnh Dương 25/06/2025

Nếu bạn đang làm đại lý bảo hiểm mà nghĩ mình là doanh nghiệp hoặc ngược lại thì rất dễ kê khai sai thuế, vi phạm quy định pháp luật, thậm chí bị phạt. Là người tư vấn thuế, tôi hiểu rõ sự nhầm lẫn này phổ biến đến mức nào. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời dứt điểm câu hỏi: “Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?” và đưa ra định hướng đúng đắn nhất cho hoạt động của bạn.

Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?

1. Các khái niệm theo pháp lý

1.1. Đại lý bảo hiểm là gì?

Theo Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, “đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.”

Trích luật: 

Điều 124. Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.

Nói cách khác, một đại lý bảo hiểm, dù là cá nhân hay tổ chức hoạt động dựa trên ủy quyền từ doanh nghiệp bảo hiểm, thông qua hợp đồng rõ ràng. Đại lý không tự đứng ra xây dựng sản phẩm hay đảm bảo quyền lợi bảo hiểm, mà chỉ làm nhiệm vụ trung gian: tư vấn, giới thiệu, chào bán và hỗ trợ khách hàng trong quá trình tham gia bảo hiểm.

1.2. Doanh nghiệp là gì? 

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, “doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Điều này có nghĩa là để được công nhận là doanh nghiệp, một tổ chức cần đáp ứng nhiều yếu tố pháp lý:

  • Có đăng ký kinh doanh hợp pháp
  • Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân)
  • Có cơ cấu tổ chức, tài sản độc lập
  • Hoạt động với mục tiêu lợi nhuận

10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp là gì?
 Doanh nghiệp là gì? 

Ngoài ra, Luật còn quy định cụ thể các loại hình doanh nghiệp như:

  • Doanh nghiệp nhà nước: Do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
  • Doanh nghiệp Việt Nam: Thành lập tại Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần: Mỗi loại hình có đặc điểm quản lý, trách nhiệm tài chính và nghĩa vụ thuế khác nhau

Việc phân biệt rõ khái niệm “doanh nghiệp” là rất quan trọng, bởi nếu bạn đang là đại lý bảo hiểm cá nhân mà lại hiểu mình đang “làm doanh nghiệp”, thì việc kê khai thuế, xuất hóa đơn, hay mở mã ngành kinh doanh sẽ có thể đi sai hướng.

Bên cạnh hoạt động đại lý bảo hiểm, nhiều tổ chức, cá nhân cũng cần nắm rõ kiến thức cơ bản về cấu trúc vận hành doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Tham khảo ngay 6 phần hành kế toán trong doanh nghiệp mà ai cũng phải biết để hiểu rõ vai trò từng bộ phận kế toán trong vận hành kinh doanh.

2. Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?

Theo khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, “doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.”

Giải thích từ ngữ

17. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.

Trong khi đó, đại lý bảo hiểm chỉ là tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền để thực hiện một số hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm. Đại lý không có quyền tự tạo ra sản phẩm, định giá, hay ký kết hợp đồng bảo hiểm với tư cách pháp nhân. Họ hoạt động trong phạm vi hợp đồng đại lý đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều này có nghĩa là đại lý bảo hiểm không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, cũng không phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trừ khi đại lý đó đăng ký thành lập doanh nghiệp riêng, độc lập với công việc đại lý hiện tại.

Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?
Đại lý bảo hiểm có phải là một doanh nghiệp không?

Đại lý bảo hiểm hoạt động dưới sự ủy quyền, không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp. Theo Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, chỉ có doanh nghiệp bảo hiểm mới được phép kinh doanh bảo hiểm, quản lý quỹ bảo hiểm và đầu tư vốn từ hoạt động bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm không có quyền thực hiện các hoạt động này một cách độc lập.

Điều 63. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

Như vậy, ta có thể thấy đại lý bảo hiểm không phải là một doanh nghiệp, nếu họ hoạt động dưới dạng cá nhân được ủy quyền. Chỉ khi họ chủ động đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty riêng để triển khai dịch vụ đại lý, họ mới có tư cách pháp lý của một doanh nghiệp.

Mặc dù đại lý bảo hiểm không phải là một doanh nghiệp, nhưng vẫn có nghĩa vụ pháp lý riêng như đăng ký thuế, quyết toán thu nhập cá nhân, và đôi khi cần đăng ký hộ kinh doanh tùy vào mô hình hoạt động. Nếu bạn đang phân vân không biết mình cần đăng ký gì, khai thuế ra sao, có phải mở mã số thuế không, hãy để chuyên viên tại Ecomtax.vn tư vấn miễn phí và hỗ trợ đúng quy định.

Đăng ký ngay

3. Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm

Sau khi đã hiểu rõ đại lý bảo hiểm không phải là một doanh nghiệp, câu hỏi tiếp theo mà nhiều người quan tâm là: vậy khi làm đại lý, chúng ta có những nghĩa vụ gì? Dù không mang tư cách pháp nhân như doanh nghiệp, nhưng người làm đại lý vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định được pháp luật bảo hiểm hiện hành nêu rõ.

Căn cứ pháp lý về nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm

Theo Khoản 2 Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các đại lý bảo hiểm – dù là cá nhân hay tổ chức, đều có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu sau đây:

  • Tuân thủ hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức nghề nghiệp định kỳ.
  • Tư vấn trung thực, cung cấp thông tin đầy đủ - chính xác cho người mua bảo hiểm.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp thuế theo quy định.
  • Giữ bí mật thông tin khách hàng, không sử dụng sai mục đích.
  • Bồi hoàn thiệt hại nếu gây ra hậu quả do tư vấn sai hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền.
  • Chịu sự giám sát từ phía doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 129. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật;
b) Được cung cấp thông tin và điều kiện cần thiết để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm và giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; không được tự ý kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm; thực hiện các nghĩa vụ khác theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Tham dự các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tổ chức
e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
g) Bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã bồi thường cho người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm trong trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm
h) Thực hiện đúng tiêu chuẩn hoạt động đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định;
i) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết điểm d khoản 2 Điều này.

Từ góc độ pháp lý bạn có thể thấy rõ: đại lý bảo hiểm tuy không phải là doanh nghiệp, nhưng lại mang trên mình nhiều trách nhiệm tương đương một tổ chức chuyên nghiệp. Việc hiểu đúng và thực hiện đúng các nghĩa vụ không đơn giản chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật, mà còn nâng cao uy tín cá nhân và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Nếu đại lý bảo hiểm không thành lập công ty mà hoạt động theo hình thức cá nhân, thì cần tuân thủ quy định thuế tương tự như hộ kinh doanh cá thể. Xem chi tiết cách tính thuế hộ kinh doanh cá nhân mới nhất để tránh sai phạm và biết được mức thuế phải nộp.

Bạn không cần phải nắm hết các thông tư, nghị định thuế liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm - hãy để Ecomtax.vn đồng hành cùng bạn trong mọi khâu: từ đăng ký mã số thuế, kê khai thu nhập, đến quyết toán TNCN cuối năm.

Đăng ký ngay

4. Câu hỏi thường gặp (FAQ)

4.1. Đại lý bảo hiểm có phải đăng ký hộ kinh doanh không?

Không bắt buộc. 

Nếu bạn hoạt động với tư cách cá nhân được ủy quyền từ doanh nghiệp bảo hiểm, không mở văn phòng riêng, không thuê nhân viên thì không cần đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở rộng quy mô hoạt động, chủ động quản lý thu nhập, phát triển thương hiệu riêng thì nên cân nhắc đăng ký hộ kinh doanh cá thể để đảm bảo hợp pháp và dễ kê khai thuế.

4.2. Tôi làm đại lý bảo hiểm thì có phải quyết toán thuế TNCN cuối năm không?

Trường hợp làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đến mức phải nộp thuế thì thuộc đối tượng khai thuế năm.

4.3. Tôi có cần mở mã số thuế nếu làm đại lý bảo hiểm không?

Có. 

Dù không phải là doanh nghiệp, nhưng nếu bạn là cá nhân nhận thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm thì vẫn nên đăng ký mã số thuế cá nhân để kê khai thuế chính xác. Nếu làm dưới dạng hộ kinh doanh, bạn cần mã số thuế hộ cá thể để thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Hiểu đúng những quy định và câu hỏi thực tế này sẽ giúp đại lý bảo hiểm hoạt động đúng luật, tránh bị xử phạt, đồng thời nâng cao uy tín và hiệu quả công việc. Tôi tin rằng, việc chủ động nắm vững kiến thức thuế pháp lý không đơn giản chỉ giúp bạn vững nghề, mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển dài hạn hơn.

Dù đại lý bảo hiểm không phải là doanh nghiệp, nhưng bạn vẫn cần nắm vững các quy định thuế, pháp lý và nghĩa vụ liên quan. Tôi khuyên bạn nên trao đổi thêm với chuyên gia hoặc tham khảo cơ quan thuế địa phương để tránh sai sót trong quá trình hành nghề và bảo vệ uy tín cá nhân lâu dài.

0/5 (0 vote)

ECOMTAX - ĐẠI LÝ THUẾ UY TÍN

TUÂN THỦ, TẬN TÂM, TỐI ƯU
Dịch vụ kế toán, thuế cho TMĐT
Dùng thử miễn phí