Từ năm 2025, nhiều chính sách thuế mới bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt ảnh hưởng đến hộ kinh doanh hoạt động cả online và offline. Tuy nhiên, tôi nhận thấy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ luật và không biết đâu là lựa chọn tối ưu về mặt thuế, pháp lý. Với kinh nghiệm của mình, trong bài viết này tôi sẽ phân tích rõ để bạn đưa ra quyết định có nên đăng ký 2 hộ kinh doanh khi bán cả online lẫn offline không một cách đúng đắn và hợp pháp.
Hiện nay, không có quy định nào rõ về định nghĩa của hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, theo khoản 1 điều 79Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân là thành viên cùng hộ gia đình thực hiện, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nhưng được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Khác với doanh nghiệp hay hợp tác xã, hộ kinh doanh thường có quy mô nhỏ, không bắt buộc phải có con dấu, hệ thống kế toán độc lập hay vốn điều lệ như các loại hình doanh nghiệp thông thường. Chính vì sự đơn giản này mà hộ kinh doanh trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người đang bán hàng tại cửa hàng hoặc kinh doanh online qua mạng xã hội, sàn TMĐT.
Điều 79. Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
1.2. Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh
Pháp luật quy định chỉ cá nhân hoặc hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới được quyền thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng không đủ điều kiện, bao gồm:
Người chưa thành niên hoặc bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự
Người đang chấp hành án tù hoặc các biện pháp xử lý hành chính
Người đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề theo quyết định của Tòa án
Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh
Điều quan trọng mà nhiều người chưa biết là: “Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.” Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến câu hỏi “có thể đăng ký 2 hộ kinh doanh nếu bán cả online và offline hay không?” mà tôi sẽ phân tích ở phần tiếp theo.
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh 1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây: a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. 3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
1.3. Đặt tên cho hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ đăng ký. Theo quy định:
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai phần: “Hộ kinh doanh” + tên riêng
Tên riêng có thể là tên cá nhân, tên ngành nghề, hoặc tên sáng tạo, miễn là không trùng lặp trong cùng huyện/quận
Ví dụ hợp lệ: Hộ kinh doanh Bánh kem Ngọc Anh, Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Bình Ví dụ không hợp lệ: Hộ kinh doanh Công ty ABC (vì không được dùng cụm từ "Công ty", "Doanh nghiệp")
Trích dẫn pháp luật cụ thể:
Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”; b) Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. 4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Sau khi hiểu rõ được các quy định pháp lý về hộ kinh doanh, tôi sẽ phân tích trường hợp có nên đăng ký 2 hộ kinh doanh khi bán cả online và offline, dựa trên các tình huống cụ thể và giải pháp phù hợp với từng mô hình. Đừng bỏ qua nếu bạn đang kinh doanh đa kênh!.
2. Có nên đăng ký 2 hộ kinh doanh khi kinh doanh cả online và offline không?
Khi hoạt động kinh doanh mở rộng cả ở cửa hàng vật lý (offline) và các nền tảng số (online), không ít người bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu có nên tách riêng thành hai hộ kinh doanh để dễ quản lý, tối ưu thuế và vận hành độc lập? Đây là một vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại phụ thuộc nhiều vào quy định pháp luật, cách vận hành thực tế và đặc điểm doanh thu từng kênh.
2.1. Về mặt pháp lý: Không thể tách nếu chỉ có một người đứng tên
Theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mỗi cá nhân chỉ được phép đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh trên toàn quốc, đồng nghĩa với việc bạn không thể cùng lúc đứng tên hai hộ kinh doanh riêng biệt, kể cả khi địa điểm hoặc lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Trích dẫn pháp luật cụ thể:
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Về mặt pháp lý: Không thể tách nếu chỉ có một người đứng tên
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tách riêng mô hình kinh doanh online và offline, vẫn có một hướng đi hợp pháp, đó là ủy quyền hoặc để người thân đứng tên hộ kinh doanh thứ hai (chẳng hạn vợ/chồng hoặc bố/mẹ). Trong trường hợp này, mỗi người sẽ đứng tên một hộ khác nhau và hoạt động độc lập.
Trong thời đại TMĐT phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ kinh doanh đang lựa chọn kết hợp cả cửa hàng truyền thống và bán hàng online trên các sàn như Shopee, Lazada, TikTok Shop. Nếu bạn đang kinh doanh trên sàn, hãy tìm hiểu toàn bộ câu hỏi thường gặp về thuế sàn thương mại điện tử để không bị sai sót trong kê khai, nộp thuế.
Nếu bạn đang kinh doanh cả online & offline và băn khoăn không biết nên tách mô hình hay gộp chung, hãy để chuyên gia tại Ecomtax.vn tư vấn kỹ càng về rủi ro pháp lý và cách tối ưu mô hình kinh doanh.
2.2. Về mặt vận hành: Có thể tách địa điểm kinh doanh trong cùng một hộ
Nếu không có người thân để đứng tên hộ kinh doanh thứ hai, bạn vẫn có một phương án khác: tách mô hình kinh doanh thành các địa điểm trong cùng một hộ kinh doanh.
Cụ thể, theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một hộ kinh doanh được phép hoạt động tại nhiều địa điểm, miễn là:
Có một địa chỉ chính làm trụ sở chính
Thông báo các địa điểm còn lại với Cơ quan quản lý thuế và thị trường
Trích dẫn pháp luật cụ thể:
Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh 1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. 2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Điều này mở ra khả năng vừa vận hành cửa hàng offline, vừa bán online từ kho hàng, mà vẫn đảm bảo đúng luật - một giải pháp phổ biến nhất hiện nay với những người kinh doanh đa kênh.
3. Sự khác biệt giữa kinh doanh online và offline về mặt quản lý thuế
Dù cùng là hoạt động mua bán hàng hóa, nhưng hộ kinh doanh online và hộ kinh doanh offline lại được quản lý thuế theo hai cách rất khác nhau. Việc hiểu rõ những khác biệt này sẽ giúp bạn chủ động trong việc kê khai, dự phòng rủi ro và đưa ra lựa chọn phù hợp nếu đang cân nhắc tách hoặc hợp nhất mô hình kinh doanh.
3.1. Hình thức bán offline
Từ trước đến nay, phần lớn hộ kinh doanh offline đặc biệt là các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ được áp dụng hình thức thuế khoán - một cách tính thuế phổ biến cho những mô hình không có hóa đơn đầu ra cụ thể, và được cơ quan thuế ấn định mức thuế khoán dựa trên địa điểm, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Ưu điểm của thuế khoán:
Không phải kê khai thuế hàng tháng/quý
Không yêu cầu xuất hóa đơn đối với từng giao dịch nhỏ
Đơn giản, dễ hiểu, dễ dự đoán chi phí thuế
Hình thức bán offline
Tuy nhiên, hình thức này đang dần bị siết chặt và sẽ có sự thay đổi đáng kể từ năm 2025 - 2026. Cụ thể:
Từ 01/6/2025, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, đồng bộ dữ liệu với cơ quan thuế.
Theo Nghị quyết 198/2025/QH15, thuế khoán sẽ chấm dứt hoàn toàn từ 01/01/2026. Khi đó, toàn bộ hộ kinh doanh đều phải kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế.
3.2. Hình thức bán online
Khác với bán hàng truyền thống, kinh doanh online thường để lại “dấu vết số” rõ ràng, từ sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, TikTok Shop) cho đến các đơn vị vận chuyển, ngân hàng, ví điện tử. Chính vì vậy, cơ quan thuế có thể dễ dàng đối chiếu và truy thu nếu doanh thu khai báo không khớp.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:
Nguyên tắc tính thuế 1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. 3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế."
Dù bạn đang kinh doanh online, offline hay kết hợp cả hai, thì việc hiểu rõ cách tính thuế, nghĩa vụ kê khai, thay đổi chính sách là điều tối quan trọng. Mô hình nào cũng có ưu và nhược, nhưng sự chủ động minh bạch sẽ giúp bạn phát triển bền vững, tránh rủi ro truy thu hoặc xử phạt.
Với người bán hàng trên sàn như Shopee, việc chia hoạt động online - offline thành hai hộ kinh doanh riêng biệt có thể dẫn đến các rủi ro về thuế nếu không kê khai minh bạch. Bạn có thể sử dụng dịch vụ kê khai thuế Shopee - thuế sàn TMĐT từ Ecomtax để tối ưu hóa kê khai - tiết kiệm thời gian - đảm bảo tuân thủ quy định.
Bán hàng online hiện nay cũng phải kê khai và nộp thuế đầy đủ, kể cả khi bạn bán trên sàn TMĐT hay mạng xã hội. Để tránh bị phạt do không rõ quy định mới, bạn có thể liên hệ Ecomtax.vn để được tư vấn kỹ lưỡng và hỗ trợ làm thủ tục đúng chuẩn - từ online đến offline.
4. Những lưu ý quan trọng nếu bạn muốn đăng ký 2 hộ kinh doanh
Sau khi đã hiểu rõ sự khác biệt giữa kinh doanh online và offline về mặt thuế, nhiều người bắt đầu đặt ra câu hỏi: Liệu việc đăng ký 2 hộ kinh doanh riêng biệt cho 2 hình thức này có khả thi và an toàn về mặt pháp lý hay không? Câu trả lời không đơn giản chỉ là “được” hay “không”, mà cần xét đến nhiều yếu tố liên quan đến luật, quản lý thuế, rủi ro truy thu và cách vận hành thực tế.
Dưới đây là những điều tôi khuyên bạn cần đặc biệt lưu ý nếu đang cân nhắc mô hình 2 hộ kinh doanh:
4.1. Cần đảm bảo tách biệt rõ ràng về địa điểm, tài khoản, dòng tiền
Nhiều hộ kinh doanh là dù tách hộ nhưng lại dùng chung địa chỉ kho, tài khoản ngân hàng hoặc phương thức giao hàng. Điều này dễ khiến cơ quan thuế “soi” và quy kết hai hộ thực chất là một cá nhân hợp thức hóa để chia nhỏ doanh thu, né thuế hoặc lợi dụng ưu đãi.
Cần đảm bảo tách biệt rõ ràng về địa điểm, tài khoản, dòng tiền
Bạn cần đảm bảo:
Hai hộ có địa chỉ khác nhau (không dùng cùng địa chỉ thường trú)
Không dùng chung tài khoản ngân hàng để nhận doanh thu
Hạch toán riêng biệt, có chứng từ và đơn hàng rõ ràng
Mỗi hộ có hệ thống vận hành và đơn vị vận chuyển tách biệt
4.3. Cơ quan thuế có thể đối chiếu dữ liệu – bạn không nên “lách luật”
Nhiều cá nhân từng nghĩ rằng, việc đứng tên người khác sẽ “che mắt” được cơ quan thuế. Tuy nhiên, trong thực tế, tôi đã gặp những trường hợp bị kiểm tra chéo từ thông tin giao hàng, tài khoản nhận tiền đến quảng cáo online, dẫn đến truy thu thuế và thậm chí là xử phạt vi phạm hành chính.
4.4. Tách hộ không giúp bạn “trốn thuế”, mà chỉ tối ưu mô hình quản lý
Việc đăng ký 2 hộ kinh doanh chỉ nên được xem là một giải pháp vận hành và quản lý tối ưu, không phải là chiêu né thuế. Nếu bạn đang bán cả online và offline với quy mô lớn, có đội ngũ vận hành riêng cho từng kênh, thì việc phân tách hai hộ sẽ giúp quản trị tài chính - chi phí - báo cáo doanh thu rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần minh bạch nghĩa vụ thuế của từng hộ, và sẵn sàng giải trình nếu bị cơ quan chức năng kiểm tra.
Tách 2 hộ kinh doanh không phải là cách để “né thuế”, mà là lựa chọn quản lý phù hợp nếu được thực hiện đúng luật. Nếu bạn đang kinh doanh cả online lẫn offline, tôi khuyên nên rà soát lại mô hình, quy trình thuế và tìm kiếm tư vấn chuyên sâu.