Kiến thức Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và 133

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và 133

Monday, 14/10/2024

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc hàng hóa bán ra và bị trả về vì nhiều lý do. Điều này sẽ gây ra tác động ảnh hưởng đến việc tính doanh thu thuần thực tế cũng như báo cáo kết quả kinh doanh. EcomTax sẽ hướng dẫn cách thực hiện kế toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và 133 trong bài viết này.

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và 133

1. Khái niệm hàng bán bị trả lại

Đối với bên mua

Việc trả lại hàng hóa đã bán đối với người mua không làm giảm doanh thu hay gây ra bất kỳ hư hỏng, mất mát  nào cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp và bộ phận kế toán của doanh nghiệp phải tiêu tốn khá nhiều thời gian trong việc xử lý chứng từ, hóa đơn và hạch toán đối với hàng hóa bị trả lại để đảm bảo thông tin trong sổ sách kế toán trùng khớp với thực tế.

Đối với trường hợp bên mua là doanh nghiệp đã có hóa đơn: khi thực hiện trả lại hàng hóa đã mua cần phải xuất hóa đơn theo giá trị ghi trên hóa đơn mua hàng

Đối với trường hợp bên mua là cá nhân chưa xuất hóa đơn: khi phải trả lại hàng hóa đã mua cần tiến hành lập Biên bản ký xác nhận của 2 bên về tổng số tượng và đơn giá của hàng hóa cần trả lại

Khái niệm hàng bán bị trả lại

Khái niệm hàng bán bị trả lại

Đối với bên bán

Không giống như bên mua khi trả lại hàng bán sẽ gây thay đổi doanh thu bán hàng cùng với chiết khấu ưu đãi và giảm giá sản phẩm. Hàng hóa bán ra bị trả lại sẽ  ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng thực tế, làm thay đổi doanh thu thuần của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Hàng hóa bị trả lại đối với người bán là những hàng hóa mà công ty đã bán cho người tiêu dùng nhưng bị trả lại vì một trong những nguyên do sau:

  • Sản phẩm không đảm bảo chất lượng
  • Sản phẩm không đúng chủng loại
  • Khách mua không nhận hàng vì một số nguyên nhân khách quan khác

Xem thêm: Hạch toán giảm giá hàng bán theo TT 200 và TT 133, có ví dụ

2. Hướng dẫn hạch toán hàng bán bị trả lại

Quy trình thực hiện hạch toán hóa đơn hàng hóa trả lại trả lại không đơn giản là việc thực hiện bút toán riêng cho từng đơn vị mua và bán mà đây còn là sự khác nhau đối với doanh nghiệp quy định về chế độ kế toán dựa vào tiêu chí được đề ra trong thông tư số  200/2014/TT-BTC và thông tư số 133/2016/TT-BTC.

2.1 Hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 200

Tại thông tư 200/2014/TT-BTC có tài khoản 5212: “Hàng bán bị trả lại” phản ánh doanh thu của hàng hóa đã bán bị người mua trả lại trong kỳ kế toán. Tài khoản 5212 có hệ thống như sau:

  • Bên nợ: phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã thực hiện hoàn tiền cho khách mua hoặc khấu trừ vào khoản phải thu khách hàng đã ghi nhận trước đó đối với số hàng hóa bị khách mua trả lại
  • Bên có: Chuyển tất cả doanh thu của hàng hóa đã bán bị trả lại sang tài khoản 551 - doanh thu từ hoạt bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm tính doanh thu thuần vào cuối kỳ
Hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 200

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 200

Hướng dẫn thực hiện kế toán hàng bán bị trả lại dựa vào thông tư 200:

a. Kế toán hàng bán bị trả lại đối với với bên bán

Khi doanh nghiệp thực hiện bán sản phẩm, kế toán viên thực hiện bút toán ghi nhận doanh thu từ hàng hóa đã bán và bút toán ghi nhận giá vốn hàng hóa đã bán:

Bút toán ghi nhận doanh thu:

  • Nợ các tài khoản: 1111, 1121 và 131
  • Có tài khoản 5111
  • Có tài khoản 33311 (trong trường hợp có)

Ghi nhận giá vốn hàng bán:

  • Nợ tài khoản 632
  • Có tài khoản 156

Khi người mua hàng trả lại hàng hóa, kế toán viên thực hiện bút toán hạch toán trả lại hàng cho người bán hàng hóa bằng việc ghi nhận giảm trừ doanh thu và giảm giá vốn hàng bán:

Bút toán ghi nhận giảm trừ doanh thu:

  • Nợ tài khoản 5212
  • Nợ tài khoản 33311 (trong trường hợp có)
  • Có các tài khoản tài khoản 111, 112 và 131

Bút toán ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

  • Nợ tài khoản 156
  • Có tài khoản 632

Tiếp sau đó, thực hiện các bút toán liên quan đến chuyển đổi cuối kỳ, trong đó kế toán viên phải phải thực hiện bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu đã ghi nhận do hàng hóa đã bán bị khách hàng trả lại trong kỳ:

  • Nợ tài khoản 511

Bên cạnh đó, cần phải xác định và ghi nhận những khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình khách hàng trả lại hàng hóa đã bán (trường hợp có phát sinh), kế toán cần phải thực hiện bút toán hạch toán như sau:

  • Nợ tài khoản 641
  • Có tài khoản 111, 112…

b. Kế toán hàng bán bị trả lại đối với với bên mua

Khi tổ chức, doanh nghiệp mua hàng hóa, bộ phận kế toán thực hiện bút toán ghi nhận hàng hóa mua về:

Bút toán ghi nhận tăng trị giá hàng mua:

  • Nợ các tài khoản 156, 152, 153 và 211
  • Nợ tài khoản 1331 (đối với trường hợp có)
  • Có các tài khoản 1111, 1121 và 331

Khi tổ chức, doanh nghiệp trả lại hàng hóa đã mua cho người bán, bộ phận kế toán thực hiện ghi nhận giảm giá trị hàng hóa. Bút toán ghi nhận giảm giá trị hàng mua:

  • Nợ các tài khoản 1111, 1121 và 331
  • Có các tài khoản 156, 152, 153 và 211
  • Có tài khoản 1331

Dịch vụ kế toán nội bộ giá rẻ 
Tư vấn quy trình quản lý 
Xử lý số liệu kế toán, xây dựng báo cáo tài chính

nhận tư vấn ngay

2.2 Hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 133

Không giống với thông thư 200, hàng hóa đã bán bị trả lại không được thể hiện riêng trên từng tài khoản mà phản ánh trực tiếp trên TK 511 - “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” bằng cách ghi giảm doanh thu (ghi bên nợ) do thông tư 133/2016/TT-BTC  không áp dụng tài khoản 5212

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 133

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 133

a. Kế toán hàng bán bị trả lại đối với với bên bán

Khi sản phẩm đã bán bị khách mua trả lại, kế toán viên thực hiện bút toán ghi nhận giảm doanh thu và ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

Bút toán ghi nhận giảm doanh thu:

  • Nợ tài khoản: 511
  • Nợ tài khoản: 3331
  • Có các tài khoản: 131, 111 và 112

Bút toán ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

  • Nợ tài khoản 156
  • Có tài khoản 632

b. Kế toán hàng bán bị trả lại đối với với bên mua

Vì bên mua đơn giản chỉ ghi nhận giảm giá trị hàng mua (khi thực hiện trả lại hàng) và tăng giá trị hàng mua (khi thực hiện mua hàng) nên doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các bút toán tương tự như hướng dẫn ghi nhận hạch toán của Bên mua khi áp dụng chế độ kế toán dựa vào TT 200.

2.3 Ví dụ hạch toán hàng bán bị trả lại

Ví dụ minh họa kế toán hàng bán bị trả lại theo quy định tại thông tư 200

Ví dụ 1: Công ty ABC mua 1 lô hàng có tổng giá trị là 400.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán nhà cung cấp, d o hàng hóa không đúng theo yêu cầu ban đầu khi đặt hàng nên người mua thực hiện trả lại toàn bộ lô hàng nói trên cho bên cung cấp.

Công ty ABC sử dụng chế độ kế toán dựa vào thông tư 200. Dựa vào chỉ dẫn thực hiện kế toán theo thông tư 200, kế toán viên phải tiến hành hạch toán các nghiệp phụ kinh tế dưới đây:

Bút toán ghi nhận hạch toán khi mua hàng hóa:

Nợ TK 156: 400.000.000
Nợ TK 1331: 40.000.000
Có TK 331: 440.000.000

Bút toán ghi nhận hạch toán khi trả lại hàng cho nhà cung cấp:

Nợ TK 331: 440.000.000
Có TK 156: 400.000.000
Có TK 1331: 40.000.000

Ví dụ 2: Công ty XYZ bán 1 lô hàng hóa có tổng giá trị là 800.000.000, thuế giá trị gia tăng là 10%, giá vốn là 720.000.000, khách hàng chưa thực hiện thanh toán. Bên mua hàng hóa trả lại 50% trên giá trị hợp đồng mua hàng.
Công ty XYZ thực hiện chế độ kế toán hàng bán trả lại dựa vào thông tư 200. Dựa trên chỉ dẫn tại thông tư 200, bộ phận kế toán viên của công ty trên phải tiến hành bút toán hạch toán các nghiệp vụ  như sau:

Bút toán ghi nhận việc xuất hàng hóa bán hàng

Phản ánh giá bán:

Nợ TK 131: 880.000.000
Có TK 511: 800.000.000
Có TK 3331: 80.000.000

Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: 720.000.000
Có TK 156: 720.000.000

Bút toán hạch toán khi bên hàng thực hiện trả lại hàng cho công ty XYZ:

  • Ghi giảm 50% doanh thu:

Nợ TK 5212: 400.000.000
Nợ TK 3331: 40.000.000
Có TK 131: 440.000.000

  • Ghi giảm giá vốn và cùng lúc nhập lại hàng hóa:

Nợ TK 156: 360.000.000
Có TK 632: 360.000.000

Kế toán tiến hành kết chuyển để ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu vào cuối kỳ:

Nợ TK 511: 400.000.000
Có TK 5212: 400.000.000

Đọc thêm: Nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất

3. Cách xử lý trả lại hàng chuẩn nhất

Khi phát sinh giao dịch trả lại hàng hóa thì cả 2 bên bán và mua phải cùng thực hiện các bút toán để đảm bảo độ chuẩn xác, khớp với thông tin kế toán trên báo cáo. Do đó, khi khách hàng thực hiện trả lại hàng hóa phải cần trình hóa đơn để kế toán làm cơ sở thực hiện các bút toán hạch toán (đối với trường hợp đối tượng trả lại hàng bán là doanh nghiệp mua hàng có hóa đơn)

Cách xử lý trả lại hàng chuẩn nhất

Cách xử lý trả lại hàng chuẩn nhất

Người mua hàng trả lại hàng hóa có khả năng xuất hóa đơn, quy trình xử lý trả hàng diễn ra như sau:

  • Xuất hóa đơn trả lại hàng hóa đã mua cho người bán:
  • Tổng giá trị đơn giá trên hóa đơn xuất khi trả hàng phải bằng đơn giá thể hiện trên hóa đơn khi mua vào.
  • Xuất hóa đơn trả hàng phải bao gồm nội dung thể hiện lý do vì sao trả lại hàng.

Tiếp theo, bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ chỉnh sửa thuế GTGT đối với hóa đơn hàng bán bị trả lại:

  • Đối với bên bán: kê khai chỉnh sửa doanh số bán hàng hóa và thuế GTGT đầu ra.
  • Đối với bên mua: thực hiện kê khai chỉnh sửa doanh số mua hàng hóa và thuế GTGT đầu vào.
  • Người mua hàng trả lại hàng hóa không có khả năng xuất hóa đơn, cần thực hiện quy trình trả hàng diễn theo cách sau:
  • Đối với người mua trả lại hàng hóa không thể xuất hóa đơn trả hàng thì tiến hành xử lý trả hàng theo chỉ dẫn tại điểm 2.8 Phụ lục 4 được ban hành kèm TT số 39/2014/TT-BTC (Chỉ dẫn thực hiện NĐ 51/2010/NĐ-CP và NĐ 04/2014/NĐ-CP của CP về hóa đơn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ).

Tham khảo: Kế toán hàng hóa như thế nào hiệu quả cho doanh nghiệp?

4. Hướng dẫn khai thuế hàng bán bị trả lại mới nhất 2024

Có 2 trường hợp khai thuế hàng bán bị trả lại: Trong kỳ chỉ phát sinh 1 hóa đơn hàng hóa đã bán bị trả lại và Trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác không chỉ có hóa đơn hàng bán bị trả lại.

Trường hợp 1: Đối với doanh nghiệp chỉ phát sinh 1 hóa đơn trả lại hàng: Có thể hiểu là trong kỳ đó doanh nghiệp chỉ kê khai duy nhất 1 loại hóa đơn hàng bán trả lại và không có các hóa đơn đầu ra, vào khác
Dựa vào công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của tổng cục thuế: Doanh nghiệp sẽ cần kê khai trong kỳ, kê khai chỉnh sửa giảm doanh số, tăng thuế GTGT: Nên chúng ta phải kê khai âm

Bên bán (bên bị trả lại hàng hóa): thuế 10%
+ Kê khai  M vào chỉ tiêu 32 : theo giá trị hàng hóa trả lại
+ Kê khai  M vào chỉ tiêu 33: 10% theo giá trị hàng hóa trả lạ

Bên mua (bên trả lại hàng hóa đã mua):
+ Kê khai  M vào chỉ tiêu 23: theo giá trị hàng hóa trả lại
+ Kê khai  M vào chỉ tiêu 24: 10% trên giá trị hàng hóa trả lại
+ Kê khai  M vào chỉ tiêu 25: 10% trên giá trị hàng hóa trả lại

Trường hợp 2: Áp dụng với doanh nghiệp trong kỳ phát sinh nhiều loại hóa đơn: Ngoài hóa đơn hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp còn có nhiều hóa đơn đầu ra, đầu vào khác. Kế toán viên phải thực hiện trừ đi số tiền doanh số và thuế GTGT của những hóa đơn đó ra:

Dựa công văn 4723/TCT-CS của TCT ngày 13/10/2017 Doanh nghiệp cần thực hiện kê khai như sau:

  • Đối với trường hợp hóa đơn đã xuất và bị thu hồi lại trong cùng 1 tháng: Doanh nghiệp không cần kê khai vào các chỉ tiêu nằm tại mục II-Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ trên văn bản khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
  • Đối với các hóa đơn đã xuất và bị thu hồi không nằm trong cùng 1 tháng: Doanh nghiệp tiến hành chỉnh sửa doanh số bán ra và thuế GTGT đầu ra vào các chỉ tiêu sao cho phù hợp tại Mục II-Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ trên Văn bản khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại kỳ tính thuế có các hóa đơn đổi hàng, trả lại hàng hóa, sản phẩm.

Bài viết trên đã cung cấp hướng dẫn chi tiết cách thực hiện kế toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 200 và 133. Hy vọng Nhanh.vn đã đem lại cho bạn nhiều thông tin có ích và giúp quá trình làm công việc kế toán dễ dàng, thuận tiện hơn!

  • 0/5 (0 vote)

ECOMTAX - ĐẠI LÝ THUẾ UY TÍN

TUÂN THỦ, TẬN TÂM, TỐI ƯU
Dịch vụ kế toán, thuế cho TMĐT
Dùng thử miễn phí