Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định và nó được xem như là một trong những công cụ hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công việc quản lý, từ khâu lập kế hoạch bao gồm việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp cũng như xác định các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó đến việc kiểm tra, phân tích và ra các quyết định, các nhà quản trị cần phải đến rất nhiều thông tin.
Tuy nhiên, trong đó thông tin về tiềm lực và tổ chức nội bộ của doanh nghiệp do kế toán quản trị cung cấp là bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác quản lý. Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Vì thế việc dự toán chi phí và ngân sách là vô cùng quan trong và cần thiết với doanh nghiệp.
Trong bài viết này, hãy cùng EcomTax tìm hiểu về dự toán ngân sách trong kế toán quản trị.
Dự toán là những tính toán, dự kiến phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khối công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Dự toán trong kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Dự toán còn là một bảng kế hoạch chi tiết mà trong đó mô tả việc sử dụng các nguồn lực tài chính và kinh doanh của một kỳ nào đó trong tương lai. Hệ thống dự toán của một công ty không dựa trên việc ghi chép các nghiệp vụ thực tế đã phát sinh. Trái lại, hệ thống dự toán chủ yếu dựa trên cơ sở các dự báo từ các bộ phận trong doanh nghiệp.
Dự toán ngân sách là một công việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quản lý doanh nghiệp:
- Dự toán là cơ sở để triển khai hoạt động, giám sát hoạt động và đánh giá chất lượng quản lý tại doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định.
- Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt các nguồn lực, các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp.
- Dự toán là cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển, ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong doanh nghiệp.
- Dự toán là cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị.
- Dự toán ngân sách dài hạn là dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho đầu tư, mua sắm tài sản dài hạn, loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhiều năm.
- Dự toán nhân sách ngắn hạn là dự toán ngân sách được lập cho kì kế hoạch là một năm và được chia ra từng thời kì ngắn hơn là từng quý, từng tháng.
- Dự toán ngân sách tĩnh là dự toán ngân sách theo mức độ hoạt động nhất định.
- Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán ngân sách được lập tương ứng nhiều mức độ hoạt động khác nhau.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN NỘI BỘ
Cải thiện năng suất
Chuyên nghiệp, chính xác
Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức, dự toán cung cấp cho doanh nghiệp thông tin toàn bộ về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra Ngoài ra việc lập dự toán còn có tác dụng khác như sau:
- Xác định rõ mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này.
- Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn
- Liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác. Chính nhờ vậy dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy hiệu quả công việc.
- Lập dự toán từ trên xuống dưới
Theo cách lập này, số liệu kế toán được đưa ra từ cấp quản trị cao cấp sau đó được phân bổ xuống các cấp dưới. Các dự toán thường được đưa ra một chiều mà không được sự phản hồi từ cấp dưới.
Ưu điểm: nhanh chóng.
Nhược điểm: thường không chính xác, đặc biệt là thông tin mà cấp quản trị cao cấp có được là không đầy đủ và không khuyến khích được tinh thần của cấp dưới.
Phương pháp dự toán này thích hợp cho nền kinh tế tập trung, bao cấp hoặc ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị yêu cầu phương pháp phù hợp
- Lập dự toán từ dưới lên trên
Đây là phương pháp lập dự toán ngược lại với phương pháp trên.
Số liệu dự toán của cấp dưới được trình lên cấp quản lý cao hơn để xem xét trước khi được chấp nhận. Việc xem xét và kiểm tra lại các dự toán của cấp dưới là cần thiết vi để tranh nguy cơ có những dự toán được lập không chính xác. cũng như hạn chế bớt có quá nhiều quyền tự chủ trong hoạt động.
Các số liệu dự toán của các bộ phận riêng lẻ trong tổ chức sẽ được quản lý cấp cao kết hợp lại tạo thành một hệ thống dự toán tổng thể mang tính thống nhất cao.
Ưu điểm:
+ Mọi cấp của doanh nghiệp đều tham gia vào quá trình xây dựng dự toán
+ Dự toán được lập có khuynh hướng chính xác và độ tin cậy cao.
+ Các chỉ tiêu được tự đề đạt nên các nhà quản lý sẽ thực hiện công việc một cách chủ động và thoải mái hơn và khả năng thành công sẽ cao hơn vì dự toán là do chính họ lập ra chứ không phải sự áp đặt từ trên xuống.
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian.
- Dự toán thỏa thuận:
Đây là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp trên. Các dự toán được ra dựa trên cơ sở có sự bàn bạc và thỏa thuận giữa các cấp quản trị. Khi đó, các dự toán được đưa ra bao giờ cũng có sự phản hồi của các bộ phận có liên quan
Ưu điểm: Dự toán có tính chính xác cao và dễ áp dụng
Nhược điểm: Tốn thời ra và kinh phí bỏ ra lớn.
Như vậy trên đây là những hiểu biết cần có của doanh nghiệp về dự toán ngân sách chi phí trong kế toán quản trị. Ngoài ra, bên cạnh quản trị về kế toán, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những công việc quản lý bán hàng. Nếu doanh nghiệp đang quan tâm thì hiện nay EcomTax đang cung cấp sản phẩm và dịch vụ về quản lý bán hàng đa kênh, cổng vận chuyển, thu hộ, thiết kế website chuẩn SEO,...giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động của mình.
Cuối cùng, EcomTax chúc bạn luôn thành công!