Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911 được đánh giá là một vấn đề quan trọng đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây là quá trình giúp phản ánh chính xác và minh bạch sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện.
Để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, hãy cùng EcomTax tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu rõ về kế toán xác định kết quả bán hàng là như thế nào?
1.2 Xác định kết quả bán hàng là gì?
1.3 Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có mối quan hệ như thế nào?
1.4 Kế toán bán hàng có vai trò như thế nào trong xác định kết quả bán hàng
1.5 Yêu cầu của kế toán bán hàng khi xác định kết quả bán hàng
2. Cách xác định kết quả bán hàng như thế nào?
3. Hướng dẫn hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911
4. Một số điều cần lưu ý khi xác định kết quả kinh doanh, bán hàng
Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm liên quan đến kế toán xác định kết quả bán hàng.
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hay các tổ chức, liên quan đến quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền hoặc quyền thu tiền từ việc bán hàng.
Xét theo góc độ kinh tế, bán hàng chính là quá trình chuyển đổi hàng hóa của doanh nghiệp từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).
Quá trình bán hàng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau:
Xác định kết quả bán hàng được xem là quá trình so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí, kết quả bán hàng là lãi và ngược lại, nếu thu nhập nhỏ hơn chi phí, kết quả bán hàng là lỗ.
Việc xác định kết quả bán hàng thường sẽ được thực hiện vào cuối kỳ kinh doanh, có thể là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc xác định kết quả bán hàng:
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, bán hàng chính là giai đoạn cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi xác định kết quả bán hàng là căn cứ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định có tiếp tục tiêu thụ hàng hóa hay không.
Vì vậy, giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có một mối quan hệ rất mật thiết và liên quan, phụ thuộc vào nhau. Kết quả bán hàng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục tiêu đó.
Bán hàng là nguyên nhân, xác định kết quả bán hàng là kết quả
Hoạt động bán hàng tạo ra doanh thu, mà doanh thu chính là một trong những yếu tố quan trọng để xác định kết quả bán hàng
Xác định kết quả bán hàng là thước đo hiệu quả của bán hàng
Qua việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến, chi phí bán hàng, lợi nhuận thu được, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động bán hàng
Kết quả bán hàng là cơ sở để ra quyết định
Dựa vào kết quả bán hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh, sản phẩm, thị trường, nhân sự... trong tương lai.
Ví dụ:
Một công ty đặt mục tiêu doanh thu 2 tỷ đồng trong quý 1. Sau khi kết thúc quý 1, công ty thực hiện xác định kết quả bán hàng và nhận thấy doanh thu chỉ đạt 1.5 tỷ đồng. Qua phân tích, công ty nhận thấy nguyên nhân là do sản phẩm mới không được khách hàng đón nhận. Dựa vào kết quả này, công ty sẽ điều chỉnh chiến lược marketing, cải tiến sản phẩm hoặc tìm kiếm thị trường mới.
Xem thêm: Cách hạch toán doanh thu bán hàng chi tiết cho kế toán
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp, bán được hàng mới có thu nhập để bù đắp chi phí, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động, và tạo nguồn tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.
Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp và nhà nước xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng hiệu quả lợi nhuận. Đồng thời, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, và lệ phí vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế của nhà nước, tập thể, và cá nhân người lao động.
Cụ thể hơn, kế toán bán hàng có các vai trò sau:
Thu thập và ghi chép dữ liệu
Tính toán doanh thu và chi phí
Xác định lợi nhuận
Phân tích kết quả
Lập báo cáo
Lập các báo cáo về tình hình bán hàng, lợi nhuận, chi phí... để cung cấp cho ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan
Cung cấp thông tin hỗ trợ quyết định
Kiểm soát chi phí
Theo dõi và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin liên quan về tài sản, sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Quản lý bán hàng sẽ bao gồm các công việc liên quan đến lập kế hoạch hay thực hiện các kế hoạch tiêu thụ theo từng thời kỳ, từng khách hàng và từng hợp đồng kinh tế.
Yêu cầu đối với kế toán bán hàng:
Kế toán bán hàng nội bộ giá rẻ
Setup chuẩn hóa quy trình
Xử lý số liệu kế toán, xây dựng báo cáo tài chính
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, kết quả bán hàng chính là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và các khoản chi phí kinh doanh liên quan, bao gồm các hạng mục sau: Trị giá vốn của hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ cho số hàng đã bán và chi phí bán hàng.
Cách xác định kết quả bán hàng như thế nào?
Vậy, kết quả bán hàng sẽ được xác định theo các công thức sau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể chúng tôi nếu ra dưới đây:
Nếu doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì kết quả bán hàng sẽ được tính theo công thức sau: Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC thì kết quả bán hàng sẽ được tính theo công thức sau: Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - chi phí bán hàng - chi phí quản lý kinh doanh.
Ví dụ minh họa
Giả sử một doanh nghiệp có các nghiệp vụ sau:
Hạch toán:
- Nợ:
- Có:
- Kết quả:
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý = 100.000.000 - 60.000.000 - 20.000.000 - 15.000.000 = 5.000.000 đồng.
Đọc thêm: Nghiệp vụ kế toán bán hàng theo Thông tư 200 mới nhất
Tiếp theo bài viết, EcomTax sẽ hướng dẫn hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911. Tài khoản 911 "Xác định kết quả bán hàng": Tài khoản này sẽ được sử dụng để xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán, chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động tiêu thụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác). Nội dung ghi chép của tài khoản này sẽ được trình bày như sau:
Kết cấu tài khoản 911 | |
Bên Nợ | Bên Có |
Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm BĐS đầu tư và các dịch vụ đã bán. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Chi phí bán hàng và các chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển lãi. | Doanh thu thuần về số sản phẩm, về hàng hóa, về BĐS đầu tư và các dịch vụ đã bán trong kỳ. Doanh thu về các hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác có liên quan và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển lỗ. |
Tài khoản 911 sẽ không có số dư cuối kỳ. |
Cách hạch toán xác định kết quả bán hàng theo tài khoản 911 trong từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Cuối kỳ kế toán, tiến hành thực hiện kết chuyển số doanh thu bán hàng, kinh doanh thuần đi vào tài khoản cần xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
b) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm hay dịch vụ và hàng hoá đã được tiêu thụ trong kỳ và các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh về bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao hay chi phí sửa chữa, nâng cấp và chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán BĐS đầu tư:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
c) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển doanh thu các hoạt động liên quan đến tài chính và kết chuyển các khoản thu nhập khác:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
d) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển các chi phí hoạt động liên quan đến tài chính và kết chuyển các khoản chi phí khác:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 811 – Chi phí khác.
đ) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển chi phí liên quan đến thuế thu nhập của doanh nghiệp hiện hành:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển số chênh lệch giữa các số phát sinh bên Nợ và các số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:
Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ nếu lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch cần phải ghi rõ như sau:
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nếu nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch cần phải ghi rõ như sau:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
g) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển các chi phí liên quan đến bán hàng phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng.
h) Cuối kỳ kế toán, tiến hành kết chuyển các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
i) Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
k) Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp sẽ theo dõi các kết quả kinh doanh trong kỳ nhưng không được theo dõi đến phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được tiến hành thực hiện kết chuyển kết quả kinh doanh bán hàng trong kỳ lên đơn vị cấp trên:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Tham khảo: Cách hạch toán nghiệp vụ bán hàng trên Excel cho mọi kế toán
Khi tiến hành xác định kết quả bán hàng, bộ phận kế toán cần phải lưu ý những nội dung chúng tôi nêu dưới đây để đảm bảo tính chính xác.
Qua bài viết này, EcomTax hi vọng các bạn đã nắm được những vấn đề cơ bản nhưng cũng hết sức quan trọng liên quan đến kế toán xác định kết quả bán hàng, kinh doanh, từ đó tự tin hơn trong công việc của mình cũng như giúp các doanh nghiệp giám sát các hoạt động trong công ty tốt hơn.
Nếu doanh nghiệp bạn cần hỗ trợ về các dịch vụ liên quan đến kế toán xác định kết quả bán hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm. Đừng quên theo dõi các bài viết của EcomTax để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
- Các thông tin giải đáp và tư vấn ở trên được chúng tôi cung cấp cho khách hàng của EcomTax. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào hay cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua email: contact@nhanh.vn
- Nội dung bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo thông tin;
- Xin lưu ý các điều khoản được đề cập có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc.